CoinMarketCap là một công cụ, trang web không thể thiếu của các nhà đầu tư thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, với những người mới thì khái niệm CoinMarketCap vẫn còn khá xa lạ. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn công cụ CoinMarketCap và biết cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.
CoinMarketCap là gì?
CoinMarketCap (CMC) được viết tắt từ CryptoCurrency Market Capitalizations, có nghĩa là vốn hoá thị trường tiền điện tử. Đây là một trang web thống kê thông tin thị trường và theo dõi giá, vốn hoá của toàn bộ các đồng tiền điện tử. Hiện nay đã có khoảng 1981 đồng coin và token được hỗ trợ trên CoinMarketCap.
CoinMarketCap được ra đời vào năm 2013. Lúc mới hình thành, CoinMarketCap chỉ có 7 đồng coin và một vài sàn giao dịch với tổng vốn hoá thị trường giao động quanh mức 1.6 tỷ USD. Hiện nay, CoinMarketCap đã phát triển rất tốt và trở thành trang thông tin thị trường tiền điện tử tiên phong và uy tín nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng CoinMarketCap
Bạn xem phần này gồm 2 phần nhỏ sau.
Giao diện đầu trang CoinMarketCap
Phần giao diện đầu trang của CoinMarketCap được chia làm 7 phần với các thông tin gồm:
Phần (1): Thông tin về chỉ số tiền điện tử trên toàn thế giới.
- Crypto: Tổng số tiền điện tử đã được CoinMarketCap liệt kê.
- Exchanges: Tổng số sàn giao dịch đã được ConMarketCap liệt kê.
- Market Cap: Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, giúp người dùng biết được lượng tiền đang đổ vào thị trường.
- 24h Vol: Khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua.
- Dominance: Tỷ lệ phần trăm của Bitcoin so với thị trường.
- ETH Gas: Phí gas Ethereum hiện tại.
Phần (2): Logo của Coinmarketcap và bảng điều khiển.
Phần (3): Phần tuỳ chỉnh giao diện, ngôn ngữ, chuyển đổi tiền tệ, cập nhật thông tin cá nhân trên CoinMarketCap và thanh công cụ tìm kiếm.
Phần (4): Những tin tức, sự kiện, cộng đồng chia sẻ, học hỏi…
Phần (5): Hightligh trên Coinmarketcap bao gồm:
- Trending: Các đồng coin đang thịnh hành trên CoinMarketCap.
- Biggest Gainers: Các đồng coin có mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường.
- Recently Added: Các đồng tiền điện tử mới được liệt kê trên CMC theo thời gian gần nhất.
Phần (6): Cung cấp một số thông tin như:
- Watchlist: Danh mục để người dùng có thể thêm các loại tiền điện tử yêu thích để tiện theo dõi.
- Portfolio: Danh mục đầu tư của người dùng.
- Cryptocurrencies, Categories, DeFi, NFT, Metaverse…: Công cụ phân loại tiền điện tử theo từng hệ sinh thái hoặc toàn bộ.
- Filters và Customize: Chức năng lọc và tuỳ chỉnh theo các chỉ số.
Phần (7): Danh sách các loại tiền điện tử với các thông tin chính như:
- Ticker: Logo, tên, ký hiệu của loại tiền điện tử.
- Price: Giá của loại tiền điện tử đó tính theo USD.
- Market cap: Tổng số vốn hóa thị trường của đồng coin tính theo USD.
- Volume (24H): Khối lượng giao dịch trong 24h qua của đồng coin.
- 24H%: Biến động của đồng coin trong 24 giờ, đồng coin thay đổi như thế nào sẽ được tính qua %.
- 7D%: Biến động của đồng coin trong 7 ngày qua bằng biểu đồ và được tính theo %.
- Circulating supply: Số lượng đồng coin đang lưu hành trên thị trường.
- Last 7 Days: Biểu đồ thu nhỏ biểu thị sự thay đổi giá trị của đồng coin trong 7 ngày qua.
Hướng dẫn cách xem thông tin chi tiết của một đồng coin
Phần thông tin chi tiết của một đồng coin sẽ được chia làm 2 phần.
Phần 1: Người dùng khi click vào một đồng coin/token sẽ hiện ra những thông tin chi tiết bao gồm:
(1) Tên dự án, ticker, rank:
- Tên dự án: Tên của dự án đồng coin.
- Ticker: Ký hiệu của đồng coin.
- Rank: Thứ hạng về số vốn hoá thị trường của đồng coin.
- On…Watchlists: Số lượng người dùng thêm dự án này vào list của họ để theo dõi.
(2) Webssite, Community, Whitepaper:
- Website: Trang web của dự án.
- Exploerers: Liên kết với trình khám phá blochain của người dùng để xem các hoạt động trực tiếp của dự án.
- Community: Tham gia cộng đồng hay nhóm trò chuyện của dự án để chia sẻ kinh nghiệm.
- Whitepaper: Báo cáo chính thức của dự án.
- Tags: Các thẻ có liên quan đến dự án.
(3) Giá của đồng coin và các chỉ báo về tỷ lệ % thay đổi trong 24 giờ qua.
(4) Market Cap, Fully Diluted Market Cap, Volume 24h:
- Market Cap: Tổng số vốn hóa thị trường của tiền điện tử.
- Fully Diluted Market Cap: Vốn hóa thị trường của loại tiền điện tử nếu nguồn cung tối đa được lưu hành.
- Volume 24h: Số tiền điện tử được chỉ định đã giao dịch trong 24 giờ qua.
- Circulating Supply: Lượng tiền điện tử đang lưu hành trên thị trường.
- Volume/Marketcap: Tỷ lệ khối lượng giao dịch và vốn hoá thị trường.
- Max Supply: Số lượng đồng coin/token tối đa sẽ tồn tại được trong suốt thời gian của dự án.
- Total Supply: Số lượng đồng coin/token đang tồn tại và lưu hành trên thị trường.
Phần 2: Hiển thị các thông tin bao gồm:
(1) Bảng điều khiển:
- Overview: Biểu đồ của đồng coin theo giá, Market Cap, theo TradingView…
- Market: Các sàn có giao dịch có liệt kê đồng coin kèm các cặp giao dịch và volume của các cặp giao dịch đó.
- Historical Data: Chức năng giúp bạn check thông tin chính xác dữ liệu của đồng coin tại một ngày cụ thể. Ví dụ ngày 25/12/2020, BTC mở cửa, đóng cửa tại giá nào, giá cao nhất, giá thấp nhất là bao nhiêu. Cũng giúp bạn check luôn volume và Market cap của BTC ngày hôm đó là bao nhiêu.
- Holders: Thông tin về tổng số người nắm giữ hay hold BTC, những ví hold nhiều BTC nhất,…
- Project info: Thông tin về đội ngũ xây dựng dự án, investors và member trên community.
- Wallets: Các ví có thể sử dụng.
- News: Các tin tức mới nhất liên quan đến dự án.
- Ratings: Số liệu so sánh được sử dụng để đánh giá tình trạng cơ bản của các dự án tiền điện tử.
(2) BTC Price Statistics:
Người dùng sẽ biết thêm được các thông tin như:
- 7d Low / 7d High: Giá thấp nhất và cao nhất của đồng coin trong 7 ngày qua.
- 30d Low / 30d High: Giá thấp nhất và cao nhất của đồng coin trong 30 ngày qua.
- 90d Low / 90d High: Giá thấp nhất và cao nhất của đồng coin trong 90 ngày qua.
- 52 Week Low / 52 Week High: Giá thấp nhất và cao nhất của đồng coin trong 1 năm qua.
- All Time High: Giá cao nhất mà đồng coin của đồng coin từng đạt được và thời gian cụ thể.
- All Time Low: Giá thấp nhất mà đồng coin từng đạt được và mốc thời gian cụ thể.
Thông tin chi tiết về một sàn giao dịch
CoinMarketCap chia ra 4 loại sàn giao dịch:
- Spot: Xếp hạng và chấm điểm các sàn giao dịch dựa trên lưu lượng truy cập, tính thanh khoản, khối lượng giao dịch và tính hợp pháp của khối lượng giao dịch được báo cáo. Hiện nay có 306 sàn.
- Derivatives: Xếp hạng các sàn giao dịch tiền điện tử phái sinh dựa trên phối lượng giao dịch. phái sinh tiền điện tử hàng đầu dựa trên khối lượng giao dịch. Hiện có 32 sàn trên CoinMarketCap.
- DEX: Xếp hạng các sàn giao dịch phi tập trung dựa trên khối lượng giao dịch, thị phần của các thị trường DeFi. Hiện nay có 140 sàn trên CoinMarketCap.
- Lending: Xếp hạng các sàn giao dịch cho vay tiền điện tử dựa trên khối lượng giao dịch.
Để biết thông tin chi tiết của sàn giao dịch, người dùng cần nhấn chọn vào sàn, các thông tin sẽ hiện ra bao gồm:
- Volume 24H của sàn giao dịch.
- Thông tin về website, Trading fees và Comunity của sàn giao dịch đã chọn.
- Danh sách các cặp giao dịch trên sàn, có thể tuỳ chọn hiển thị theo các danh mục hoặc lọc tìm kiếm.
Trên đây là những chia sẻ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc CoinMarketCap là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng công cụ này cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về công cụ ConMarketCap để có thể đầu tư và giao dịch hiệu quả hơn.